Home
» danh-lam-thang-canh
» Du-lich-phu-tho
» du-lich-sinh-thai
» Thác Mơ - vẻ đẹp tiềm ẩn giữa núi rừng Thanh Sơn
Thác Mơ - vẻ đẹp tiềm ẩn giữa núi rừng Thanh Sơn
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014
" Vạn - Mơ tên vợ tên chồng
Hoang sơ tìm đến, dụng công tạo thành"
Hoang sơ tìm đến, dụng công tạo thành"
Hai câu thơ được các lữ khách chơi chữ đặt cho thác Vạn Mơ với đầy tình cảm yêu thương trìu mến.
Thác có tên là Thác Vạn Mơ - được gọi từ tên vợ chồng anh Vạn chị Mơ, gia đình ở ngay dưới dòng thác và là người tìm ra con Thác tuyệt đẹp này, sau do du khách gọi giản tiện đi thành Thác Mơ gần gũi thân thuộc.
Thăm quan Thác Mơ |
Thác Mơ có nhiều tầng nấc, mỗi tầng lại mang một nét riêng biệt. Tầng thứ nhất tiếng thác đổ xuống ào ào, tung bọt trắng xóa. Đứng từ đó mà nhìn dốc lên, sẽ gặp những tia nắng nhỏ, sắc lẹm chiếu xuống đầy bí ẩn. Lên dần, nước len lỏi qua từng phiến đá, chảy khẽ khàng xuống chân núi. Thác Mơ có đến 9 tầng thác, khi lên gần đến những tầng thác cuối cùng thì xuất hiện thác đôi đẹp như tranh thủy mặc. Suốt từ tầng thác thứ nhất, lên đến tận tầng thác cuối cùng, tất cả quyện hòa trong sự hoang sơ của những lùm cây, những con đường còn vắng dấu chân người.
Từ tầng thác thứ nhất, để lên đến được tầng thác cuối cùng có hai cách đi. Một là cứ đắm mình xuống dòng nước trong vắt, mát rười rượi, rồi theo những phiến đá cheo leo, trơn trượt mà đi dần lên. Cách thứ hai là men theo những con đường mòn dọc triền núi để đi, rồi cứ đến một tầng thác lại đu mình mà trèo xuống. Trên dọc đường đi nếu cao hứng, bạn cứ thoải mái ngả lưng trên những phiến đá phẳng lỳ như một chiếc giường, mà trong các pho sử truyền miệng của người địa phương, thì chỗ đó, thỉnh thoảng các nàng cung mây sau khi tắm mình vẫn tìm lên đây mà hưởng nắng trần gian. Nhưng để lên được tầng thác cuối cùng không phải đơn giản. Thế nên, nhiều người khi đến đây chỉ chinh phục đến khoảng tầng thác thứ 4 đã đành phải chùn chân nhìn lên phía trên đầy nuối tiếc.
Cảnh đẹp thiên nhiên thác Mơ |
Để đến được với thác Mơ, nếu từ Hà Nội, bạn phải đi qua Sơn Tây, rồi theo đó mà qua cầu Trung Hà, Thanh Thủy (Phú Thọ), từ đây bạn có thể hỏi đường về xã Cự Thắng - huyện Thanh Sơn. Độ dài cho toàn bộ hành trình khoảng 120km. Đến xã Cự Thắng, đường đi khó dần, có những đoạn đường phải leo qua những quả đồi, băng qua những con suối và cả những con đường quê. Bạn có thể gửi xe tại nhà Anh Vạn, chị Mơ để ra thác. Sau đó bạn có thể về Tre Nguồn Tắm khoáng nóng, nghỉ ngơi và dùng bữa ở nhà hàng để cùng thưởng thức bữa tiệc vùng quê trung du đầy thơ mộng./.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét